Hệ thống và phân loại học Chi Chuối

Từ trái qua phải: chuối lá, chuối rừng, chuối Latundan, chuối lùn.

Ernest Entwistle Cheesman đã thực hiện các sửa đổi lớn đối với họ Musaceae trong thập niên 1940. Chi Musa theo truyền thống được phân chia thành 5 đoạn là Ingentimusa, Australimusa, Callimusa, Musa và Rhodochlamys, nhưng chúng được cô gọn lại thành 3 vào năm 2002. Trước đây, các loài với nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20 được chia ra trong 2 đoạn Australimusa và Callimusa, còn các loài với 2n = 22 được chia tách trong các đoạn Musa và Rhodochlamys. Tuy nhiên, gần đây Carol Wong và các đồng nghiệp tại Singapore đã phát hiện ra rằng các khác biệt bộ gen giữa mỗi đoạn với cùng nhóm nhiễm sắc thể là nhỏ hơn các khác biệt trong phạm vi mỗi nhóm này. Điều này có nghĩa là sự phân chia truyền thống ra thành các đoạn là không cơ bản và không đủ quan trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Wong vẫn duy trì sự chia tách các loài với số nhiễm sắc thể lưỡng bội 20 và 22. Ở thời điểm hiện tại thì đoạn Ingentimusa với 2n = 14 vẫn là khác biệt.[2]

Một loạt các nhóm khác biệt chứa các loài chuối có quả ăn được đã phát sinh ra từ các loài của chi Musa. Tuy vậy, nhưng nhóm lớn và phổ biến rộng khắp nhất có nguồn gốc từ Musa acuminata (chủ yếu) và Musa balbisiana, hoặc là ở dạng nguyên chủng hoặc là ở dạng lai ghép. Nhóm kế tiếp nhưng nhỏ hơn có nguồn gốc từ các loài trong đoạn Callimusa (trước đây coi là thuộc đoạn Australimusa) và tầm quan trọng của chúng chỉ hạn hẹp trong khu vực Polynesia. Các nhóm có tầm quan trọng thấp hơn nữa là các loại cây lai ghép tại Papua New Guinea; nhóm thuộc đoạn Musa trong đó loài Musa schizocarpa có góp phần, và nhóm lai ghép của các đoạn Musa × Callimusa.

Lịch sử

Tên khoa học của chi, Musa, là dạng La tinh hóa của từ trong tiếng Ả Rập mauz (موز), là tên gọi để chỉ quả của các loài chuối. Mauz mang nghĩa Musa được ghi nhận trong bách khoa thư tiếng Ả Rập thế kỷ 11 Quy chuẩn y học của Avicenna, đã được dịch sang tiếng La tinh trong thời Trung cổ và được biết đến khá rõ tại châu Âu khi đó[3] Mauz cũng là từ trong tiếng Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ để chỉ quả chuối. Một số nguồn khác lại cho rằng Musa được đặt tên theo Antonius Musa, một bác sĩ phục vụ cho hoàng đế Augustus[4].

Từ thời của Linnaeus (thế kỷ 18) cho tới thập niên 1940 thì các loại chuối và chuối lá ăn được khác nhau đã được đặt tên hai phần kiểu Linnaeus, như Musa cavendishii như thể chúng là các loài khác biệt. Trên thực tế, các loại chuối có quả ăn được có nguồn gốc cực kỳ phức tạp, bao gồm các dạng lai ghép, biến dị và do con người chọn lọc. Phần lớn các loại chuối ăn được là không hạt (tính tạo quả không hạt) và vì thế là vô sinh, do vậy chúng được nhân giống theo kiểu sinh dưỡng. Việc đặt tên loài cho những gì trên thực tế là các loại cây lai ghép có nguồn gốc vô cùng phức tạp và chủ yếu là sinh sản vô tính (chủ yếu từ 2 loài chuối hoang dã là Musa acuminataMusa balbisiana) đã dẫn tới những lộn xộn vô tận trong thực vật học chuối. Trong thập niên 1940 và 1950 một điều trở nên rõ ràng là không nên đặt tên hai phần kiểu Linneus cho các loại chuối và chuối lá được con người gieo trồng, mà tốt nhất nên đưa ra cho chúng các tên gọi giống cây trồng. Một hệ thống thay thế dựa trên bộ gen để đặt danh pháp cho các loại chuối trong đoạn Musa cũng đã được đề ra.

Để xem chi tiết về các giống cây trồng đối với chuối và chuối lá có quả ăn được và sử dụng tên gọi theo hệ thống vừa đề cập, xem bài Các nhóm giống cây trồng của chuối.

Đặt tên giống cây trồng của chuối và chuối lá

Như đề cập trên đây, nhóm chủ yếu của các loài chuối và chuối lá có quả ăn được có nguồn gốc từ Musa acuminataMusa balbisiana. Như một ví dụ của ứng dụng hệ thống danh pháp dựa trên bộ gen, loại cây trước đây được biết đến như là "loài" có tên gọi Musa cavendishii đã trở thành Musa (nhóm AAA) 'Cavendish lùn'. Tên gọi "mới" chỉ rõ ràng rằng 'Cavendish lùn' là dạng tam bội, với ba bộ nhiễm sắc thể, tất cả đều phát sinh từ Musa acuminata được gọi tắt bằng chữ cái "A". Khi Musa balbisiana tham gia vào sự hình thành của loại cây lai ghép thì chữ cái "B" được sử dụng để chỉ bộ gen của nó. Vì thế giống cây trồng 'Rajapuri' được viết chính xác là Musa (nhóm AAB) 'Rajapuri'. 'Rajapuri' cũng là dạng tam bội với hai bộ nhiễm sắc thể từ Musa acuminata và một bộ nhiễm sắc thể từ Musa balbisiana. Trong các loại chuối ăn được thì các tổ hợp bộ gen như AA, BB, ABB, BBB và thậm chí cả AAAB cũng có thể tìm thấy.

Các giống cây trồng kiểu Fe'i

Không có một hệ thống danh pháp tương tự như vậy cho nhóm chuối có quả ăn được phát sinh từ đoạn Callimusa. Tuy nhiên, nhóm này nói chung được biết đến như là chuối "Fe'i" hay chuối "Fehi" và có một loạt các giống cây trồng của nhóm này tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Chúng là những loại cây rất khác biệt với buồng quả mọc thẳng đứng và được thể hiện rõ nét trong ba bức họa của Paul Gauguin. Phần cùi thịt của chúng có thể nấu trước khi ăn và nó có màu cam tươi (chứa nhiều beta-caroten). Các loại chuối Fe'i không còn là loại lương thực thực phẩm quan trọng, do các loại lương thực thực phẩm nhập khẩu đã dược gieo trồng phổ biến, mặc dù một số loại chuối Fe'i vẫn còn tầm quan trọng nghi lễ. Các nghiên cứu đang được tiến hành để sử dụng giống cây trồng karat của chuối Fe'i (tên gọi phát sinh từ "cà rốt" do màu vàng cam đậm của quả) để ngăn ngừa chứng mù ở trẻ em tại Pohnpei.[5] Có lẽ các loại chuối Fe'i phát sinh từ loài Musa maclayi, mặc dù nguồn gốc của chúng chưa được hiểu rõ như ở các loại chuối thuộc đoạn Musa. Các giống cây trồng thuộc đoạn này có thể đặt tên chính thức như trong ví dụ này, Musa (nhóm Fe'i) 'Utafun'.

Một số loài

Nguồn:[6]

Đoạn Callimusa (bao gồm cả Australimusa)

Buồng quả của một loài chuối.Hoa chuối

Đoạn Ingentimusa

Đoạn Musa (bao gồm cả Rhodochlamys)

Musa acuminata với hoa và buồng quả.Chuối sợi Nhật Bản (Musa basjoo) ra hoa trong Công viên Sinh vật hoang dã Cotswold."Hoa" chuốiLá và hoa chuối hồng (Musa velutina).

Không xác định được đoạn

Dạng biến thiên của một loài Musa.

Chuyển sang chi khác

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Chuối http://books.google.com/books?id=uZMDAAAAMAAJ&pg=P... http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn6120 http://dictionary.reference.com/browse/musa http://www.swsbm.com/Ephemera/Sturtevants_Edible_P... http://www.cas.muohio.edu/coldhardypalms/Pictures/... http://www.hort.purdue.edu/newcrop/morton/banana.h... http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/genus.pl... http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/splist.p... http://ddc.aub.edu.lb/projects/saab/avicenna/book-... http://agroforestry.net/tti/Musa-banana-plantain.p...